TIN TỨC & SỰ KIỆN
Bài viết: Những thay đổi của ngành cao su thế giới
Lượt xem: 5130

Diễn biến tương quan giá cao su và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giống với bất cứ hàng hóa lớn nào khác, ví dụ như dầu cọ cũng có đặc điểm diễn biến tương quan giá tương tự.

Trung Quốc và Mỹ hiện là hai nước tiêu dùng cao su tự nhiên hàng đầu thế giới, mỗi nước tiêu dùng 18% tổng sản lượng cao su toàn cầu. Giai đoạn 1998 – 2005, tiêu dùng cao su tự nhiên của Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ 12%/năm. Chỉ riêng trong năm 2010, Trung Quốc đã sản xuất 18,3 triệu ô tô, tăng hơn 32% và khiến nhu cầu sử dụng cao su của nước này tăng vọt.

Những thách thức về năng suất

Tăng trưởng kinh tế châu Á trong thập niên đầu thế kỷ 21, mà Trung Quốc và Ấn Độ làm điển hình, đã dẫn tới sự tăng vọt diện tích trồng mới cao su.

Hiện một số nghiên cứu đã công bố những điểm rõ ràng cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm từ cao su, và vấn đề năng suất trở thành một thách thức lớn trong bối cảnh thiếu hụt lao động tại châu Á, do di cư đến thành phố và biến đổi khí hậu.

Một số chuyên gia ngành cao su cho rằng biến đổi khi hậu đã làm giảm năng suất cao su của Thái Lan hơn 5%. Thái Lan là nhà sản xuất cao su hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 34% tổng sản lượng cao su toàn cầu.

Kịch bản tích cực

Nhà sản xuất cao su lớn của Malaysia là Sime Darby gần đây đã thông báo kế hoạch đầu tư đầu tư vào trồng cao su tại Indonesia.

MRF of Chennai, một trong những nhà sản xuất lốp xe hàng đầu Ấn Độ, cũng thông báo có thể sẽ thuê đất trồng cao su ở nước ngoài, nhằm đảm bảo nguồn cung đầu vào và hàng loạt các nhà giao dịch hàng hóa khác cũng đang xây dựng các chiến lược nhằm đảm bảo khả năng giành được các tài sản sản xuất mặt hàng này từ châu Á đến Tây Phi.

Triển vọng sản xuất cao su toàn cầu hết sức tích cực với dự đoán nhu cầu sẽ tăng đến năm 2020, đã dẫn tới hàng loạt kế hoạch đầu tư vào  ngành này. Theo ANRPC, sản lwongj cà phê toàn cầu năm 2010 đạt 9,47 triệu tấn và tăng trưởng 6,2% trong năm 2011, nhưng vẫn thấp hơn mức tiêu dùng.

Rào cản mới

Sự chú ý hiện đang chuyển sang khu vực Tây Phi, nơi giống như Đông Á, có thời tiết đặc biệt thuận lợi cho trồng cao su và lượng nhân công nông nghiệp dồi dào, trái ngược với tình hình tại châu Á.

Liberia và Bờ Biển Ngà đều là những nhà sản xuất quan trọng tiềm năng nhưng hiện chỉ chiếm khoảng 2 – 4% tổng sản lượng cao su toàn cầu. Liberia có khoảng 10 triệu ha đất nông nghiệp sẵn có và trong đó hiện đang sử dụng khoảng 1 triệu ha đất để phát triển dầu cọ; trong khi đó, diện tích trồng cao su chỉ đạt khoảng 200 ngàn ha. Chính phủ nước này đang có kế hoạch tăng diện tích trồng cao su.

Khu vực này đang thu hút sự chú ý lớn của các doanh nghiệp cao su quốc tế trong việc xây dựng danh mục các tài sản sản xuất cao su của họ.

Tín hiệu từ ngành sản xuất lốp xe

Bridgestone Corp, nhà sản xuất lốp xe số 1 thế giới, vừa thông báo hôm 7/3 về dự đoán sản lượng lốp xe toàn cầu cso thể tăng 5,3% trong năm 2012 so với năm 2011, cho thấy nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm lốp thay thế và xe mới tại thị trường châu Á.

Dự báo này khá sát với ước tính tăng trưởng nhu cầu cao su, cả tự nhiên và tổng hợp, toàn cầu của IRSG ở mức 5,8% trong năm 2012 trong báo cao tháng 12 của tổ chức này.

Thành Hiệp

TIN LIÊN QUAN
Cơ hội tiếp cận công nghệ mới
Hai triển lãm quốc tế về chế biến, chiết rót, đóng gói bao bì năm 2012– ProPak Vietnam 2012 và triển lãm về công nghệ và nguyên phụ liệu cho ngành nhựa và cao su năm 2012- Plastics & Rubber Vietnam 2012 đã khai mạc vào hôm nay (29/2/2012) tại...
Cao su xuất khẩu tăng giá vùn vụt
Sau mấy tháng ảm đạm, bước sang năm 2012, hoạt động xuất khẩu cao su đã nhộn nhịp trở lại.
Định hướng giải pháp quản lý kỹ thuật năm2012
Trên cơ sở hiện trạng vườn cây đang có và kết quả công tác trồng, chăm sóc, khai thác năm 2011, Ban Quản lý Kỹ thuật VRG đã đề ra những định hướng giải pháp quản lý kỹ thuật năm 2012 đối với công tác trồng mới, chăm sóc vườn cây KTCB và vườn cây khai thác.